XU HƯỚNG XÂY DỰNG KIẾN TRÚC HIGH – TECH

Kiến trúc High – Tech là xu hướng cực đoan hóa kỹ thuật. Chú trọng đến việc sử dụng các mối nối một cách hợp lý. Ngoài ngôn ngữ kiến trúc dự trên phát triển của công nghệ cao, nó còn được phát triển dựa trên sự tham khảo áp dụng ngôn ngữ của những trường phái khác.

Xu hướng kiến trúc High – Tech

xu hướng xây dựng kiến trúc high tech

Vào khoảng đầu những năm 1970 thế giới đã chứng kiến một sự chuyển biến mạnh mẽ đầy sáng tạo của khoa học kỹ thuật và hệ quả tất yếu của những tiến bộ này đã sản sinh ra một nền công nghệ cao, còn được gọi là High – Tech (chữ viết tắt của high technology). Một trong những đặc trưng quan trọng nhất của nền công nghệ cao là tạo ra được nhiều chủng loại vật liệu có tính năng mới có thể đáp ứng yêu cầu và thích hợp với nhiều ngành sản xuất thuộc các lĩnh vực mũi nhọn như: hàng không, thám hiểm đại dương, du hành VÜ trụ, sản xuất ô tô,… Những thành tựu này không chì thể hiện sự phát triển vượt bậc Hong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật mà còn tạo nên một sắc diện mới trong đời sống nhân loại thông qua những hình tượng kỹ thuật và nghệ thuật mới của các tiện nghi đạt được. Trong bối cảnh đó, kiến trúc với tư cách là một loại hình tiện ích trong các đô thị cũng kịp thời có được những bước chuyển biến mới, thích nghi với nhịp điệu của thời đại nhờ sự vận dụng khéo léo những thành tựu của công nghệ và kỹ thuật cao vừa nói Hên. Xu hướng kiến trúc này vì vậy cũng được mệnh danh là “kiến Húc High – Tech”.

Xét về thời điểm xuất phát có thể coi Trung tâm văn hóa Pompidou là công Hình khởi nguyên của trào lưu “kiến trúc High – Tech” được xây dựng Hong khoảng thời gian từ 1971-1977, do các kiến trúc sư Richard Roger và Renzo Piano thiết kế. Hiệu quả thị giác mạnh nhất đem lại cho mọi người là nó được xem như “một cỗ máy khổng lồ hơn là một tòa nhà búp bê theo quan niệm cổ điển (vốn nhiều vẻ lĩnh tại) bằng một dáng vẻ hoàn toàn mới lạ do tính trong suốt như pha lê mà người ta đã khoác lên nó.

Xu hướng high tech không chỉ thể hiện qua phong cách kiến trúc. Mà hiện này nó còn thể hiện qua cả xu hướng thiết kế nội thất như:

Như vậy là kiến trúc High – Tech đã bắt đầu phát huy được sức mạnh và tính ưu việt của các kỹ thuật mới với những vật liệu cao cáp. Vốn trước đây chỉ dành cho một số ít các lĩnh vực công nghệ đặc biệt. Tình hình đó tất yếu đã góp phần làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt của kiến trúc và đô thị trong những thập niên cuối của thế kỷ XX.

Phần này tập trung phân tích một số điểm chính của kiến trúc High – Tech như sau:

kiến trúc High - Tech có điểm chính là gì

Thông qua tác phẩm của một số kiến trúc sư tiêu biểu để làm ví dụ về việc sử dụng công nghệ tạo hình kiến trúc. Vẻ đẹp kiến trúc High – Tech xuất hiện từ công nghệ, vật liệu, hệ thống phục vụ cao cấp, đó là một bộ phận của kiến trúc, tạo ra kịch tính cao độ từ những chi tiết cấu tạo và các câu kiện kỹ thuật trong công trình. .

Cách xử lý của các kiến trúc sư trước những thách thức của công nghệ muôn chiếm vị thế quyết định trong kiến trúc, cùng tính cực đoan của cách tư duy trong thiết kế kiến trúc lấy công nghệ làm cơ sở.

Việc sử dụng vật liệu tiên tiến, cao cấp, công nghệ và kỹ thuật cao trong kiến trúc những năm gần đây như là một sự tiếp nối những ước vọng của các nhà kiến trúc hiện đại tiên kỳ.

Ngoài ra còn quan tâm đến sự kết hợp tính chất tinh vi của công nghệ cao với những đặc tính truyền thống và bản địa trong kiến trúc.

Kiến trúc High – Tech ở một số quốc gia và kiến trúc sư tiêu biểu

Kiến trúc Hi-tech là một xu hướng lôi cuốn sự tham dự của nhiều kiến trúc sư nổi tiếng, mỗi người ừong số họ đều có cà một hành trang nghề nghiệp sáng chói, do đó trong phần này chỉ tập trung vào một vài tác giả và tác phẩm tiêu biểu, để cố gắng phác họa nên diện mạo của trào lưu kiến trúc hết sức kỳ thú này.

RICHARD ROGERS – Kiến trúc sư người Anh

Cùng thiết kế công trình Trung tâm văn hóa Pompidou ở Paris với Renzo Piano, Roge: đã chính thức gia nhập hàng ngũ các kiến trúc sư nổi tiếng nhất trên thế giới.

Quan điểm thiết kế:

kiến trúc high tech đương đại

Thời gian đầu ông cho rằng High – Tech chỉ là sự “phô bày kết cấu” ra ngoài, công trình giống như một sự lộn trái của không gian kiến trúc.

Những năm gần đây, các công trình kiến trúc do ông thiết kế đã chuyển từ sự phô trương kết cấu thành sự che dấu kết cấu vào bên trong một vỏ bọc lổn, nhằm đem lại cho công trình High – Tech một dáng vẻ mới mẻ, nhẹ nhàng và thanh lịch hơn.

TRUNG TÂM VĂN HÓA POMPIDOU, Paris ,1971-1977

Vật liệu chủ yếu: kính và thép có cường độ cao

Kết cấu chịu lực chính: khung và dàn thép

Tác phẩm này thật sự là một bước đột phá ngoạn mục trong khung cảnh quen thuộc của một đô thị có truyền thông lâu đời với những công trình kiến trúc cổ điển. Có thể nói rằng đó là “một bộ máy khổng lồ hơn một tòa nhà búp bê cổ điển, tĩnh lại hay trong suốt”. Việc lộ ra các loại băng chuyền, đường ống thông gió, cấp nhiệt, máng nước,… ra ngoài bề mặt dẫn tới hiệu quả làm cho công trình trở nên dễ bảo trì, đồng thời xây dựng nhanh chóng và đạt giá thành rẻ.

Ba màu xanh, trắng, đỏ sơn quét trên bề mặt các bộ phận đã làm cho công trình giàu tính biểu tượng. Vì những sắc màu này gợi nhớ đến những sắc màu của lá quốc kỳ của nước Pháp.

LLOYD ’S BUILDING, London ,1979-1980

Vật liệu chủ yếu: kính và thép có cường độ cao

Những khối nhà màu xám với những ông phủ vật liệu thép màu bạc tạo nên nét đặc trưng của High – Tech và cảm xúc mới lạ đến mức không thể nhầm lẫn với một tòa nhà nào khác.

Hệ thống kết cấu và các đường ống kỹ thuật được đưa ra bên ngoài. Tạo cảm giác đây là một dàn khoan hay một nhà máy hóa chất đồ sộ, dang dở hơn là một cao ốc văn phòng, cả trong nội thất cũng toát lên vẻ đẹp thực sự do sự phô diện kết cấu. Do đặc biệt nhấn mạnh công năng và ít quan tâm đến sự hài hòa, vân điệu giữa các khối nhà nên công trình dường như không thể hòa nhập với khung cảnh xung quanh mà có “một diện mạo lấp lánh ban ngày và một bóng dáng dữ dội ban đêm”.

NORMAN FOSTER – Kiến trúc stf người Anh

Sinh năm 1935 tại Manchester, ông là một trong những kiến trúc sư hàng đầu thế giới. Đã nhận được nhiều danh hiệu và trên 50 giải thưởng cao quý, đặc biệt trong số đó là giải thưởng Pritzker (1999), huy chương vàng Hoàng gia (1983), huy chương vàng của tổ chức Riba (1990), và huy chương vàng của Viện hàn lâm Pháp.

Thời kì bắt đầu sáng tác, ông hợp tác với Richard Roger. Từ sau 1967, ông mở văn phòng thiết kế riêng. Trong 30 năm hoạt động, ông và cộng sự đã thiết kế khoảng 120 hạng mục công trình.

Quan điểm thiết kế:

kiến trúc high tech trường học

Coi trọng việc dùng kỹ thuật và công nghệ cao vào lĩnh vực kiến trúc, xem đó như là phương cách hữu hiệu nhất của việc gắn kết tiến bộ khoa học kỹ thuật với việc nâng cao đời sống và lợi ích cho con người.

Coi công trường chỉ là nơi lắp ráp, còn cấu kiện phải được sản xuất ở nhà máy theo dây chuyền công nghệ.

Phô trương vẻ đẹp của kết cấu, ít quan tâm đến môi trường và các yếu tố lịch sử của đô thị.

Ngân hàng Hongkong – Thượng Hải Hong Kong, 1979-1986

Vật liệu: sử dụng kính lắp cho ô lô, sàn văn phòng bằng sàn thép dùng cho máy bay chiến đấu Hariger.

Một điểm đặc biệt nhất phải nói đến là toàn bộ các tầng lầu (cứ mỗi 6 tầng một) lại được treo nên một hệ kết cấu dạng dàn bằng thép không gỉ với khoảng vượt bằng một nhịp 38.4m trôn 8 nhóm cột thép bố trí cao, thấp khác nhau. Toàn bộ tòa nhà được treo trên một hệ kết câu lớn bằng thép không gĩ, mặt đứng nhiều tầng lộ rõ hệ thanh giàng chéo, ngang và đứng,… Đã bộc lộ sự ngoạn mục về hình thức, tính hợp lý trong hệ thống kết cấu, tạo nên một ký ức khó quên. Việc bộc lộ mạng lưới kết cấu ra ngoài thể hiện một dấu ấn rất đặc trưng của kiến trúc High – Tech, đó là sự phô trương kết cấu như một cách biểu hiện nghệ thuật của thời đại mới mà ít quan tâm đến sự hài hòa với cảnh quan đô thị.

Bên trong tòa nhà là một không gian trống thông giữa các tầng nhà theo kiểu một atrium để tạo vẻ thoáng đãng cho bên trong công trình. Nó được kết nối bằng các giằng thép chéo, tạo nên một điểm nhấn gây ấn tượng mạnh mẽ cho công trình. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng của thuyết phong thủy nên trong cách bố trí cầu thang ở mặt bằng tầng trệt lại không thật sự tuân thủ hoàn toàn nguyên tắc công năng.

Tóm lại, công trình này được mệnh danh là “High – Tech cơ bản” hay “High – Tech tiêu biểu”, vì nó thể hiện một cách rõ ràng nhất các đặc tính và yêu cầu mà một công trình kiến trúc High – Tech cần phải có. Chính vì vậy nó đã nhanh chóng trở thành một tượng đài hay một biểu tượng mới của Hong Kong.

Bài viết liên quan

29 Mẫu Giường Khách Sạn Đẳng Cấp Cho Giấc Ngủ 5 Sao

ContentsXu hướng kiến trúc High – TechKiến trúc High – Tech ở một số quốc gia và kiến trúc sư tiêu biểu Khi bước vào...

18 Bộ Bàn Ghế Ban Công Đẹp Giúp Nâng Tầm Không Gian

ContentsXu hướng kiến trúc High – TechKiến trúc High – Tech ở một số quốc gia và kiến trúc sư tiêu biểu Không chỉ đóng...

Dịch Vụ Bọc Ghế Sofa Uy Tín Tại Hà Nội Và Thanh Hoá

ContentsXu hướng kiến trúc High – TechKiến trúc High – Tech ở một số quốc gia và kiến trúc sư tiêu biểu Ghế sofa là...

Gỗ Mun là gì? Có tốt không? Vì sao nó được người giàu yêu thích?

ContentsXu hướng kiến trúc High – TechKiến trúc High – Tech ở một số quốc gia và kiến trúc sư tiêu biểu Gỗ mun là...

Chi tiết về Gỗ Thông, loại gỗ được dùng nhiều trong nội thất

ContentsXu hướng kiến trúc High – TechKiến trúc High – Tech ở một số quốc gia và kiến trúc sư tiêu biểu Gỗ thông, hay...

dia diem noi that gia khanh SHOWROOM Hà Nội
dia diem noi that gia khanh SHOWROOM Thanh Hóa
FB chat
FB chat