Xu hướng kiến trúc hậu hiện đại
Trào lưu kiến trúc hậu hiện đại và cá quan điểm
Kiến trúc Hậu Hiện đại (Post – Modem Architecture) hình thành từ những năm 1960 – 1970 trên thế giới, đó là thời kỳ chủ nghĩa Hiện đại bắt đầu đi vào khủng hoảng, nhưng mâi đến năm 1977, nó mới được gọi chính thức là “Kiến trúc Hậu hiện dại”, như nhà sử học kiến trúc Charles Jencks đề xuất trong quyển sách nổi tiếng Ngôn ngữ của kiến trúc Hậu hiện đại (The Language of Post – Modern Architecture).
Hậu Hiện đại là một trào lưu kiến trúc có chủ đích thực sự, nó cho rằng các mục tiêu có tính chất duy lý cùa kiến trúc Hiện đại là hạn hẹp, rằng kiến trúc cần phải có mối quan tâm rộng lớn hơn, quan tâm đến nhiều thứ hơn ngoài những điều mà Kiến trúc Hiện đại hằng cổ súy. Hậu Hiện đại cho rằng kiên ưúc là một hiện tượng phức tạp.
Robert Venturi – kiến trúc sư tiên phong của chủ nghĩa Hậu Hiện đại, trong những bài viết sắc sảo của mình đã cho rằng kiến trúc hậu Hiện đại là nhàm chán, nó quá trừu tượng, quá sạch sẽ và tinh khiết, nên đã để mất khả năng giao tiếp với quần chúng, ông châm biếm chủ thuyết “less is more” (ít tức là nhiều) do Mies Van Der Rohe đề xướng bằng lối “nói lái” hóm hình: “less is bore” (ít tức là nhàm chán).
Hậu Hiện đại còn chú ý giải quyêt mối quan hệ phức tạp giữa kiến trúc sư và khách hàng của mình, giữa công trình kiến trúc và con người. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của công chúng, các kiến trúc sư Hậu Hiện đại cho rằng hình thức, phong cách kiến trúc phải phong phú và đa dạng. Họ đã tạo ra nhiều xu hướng nhằm tìm kiếm các hình thức biểu hiện mới. Kiến trúc Hậu Hiện đại theo đuổi sự đa nghĩa trong kiến trúc và sử dụng chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa Lịch sử làm công cụ bù đắp cho những khiếm khuyết, những giá trị mà kiến trúc Hiện đại đã bỏ rơi.
Nếu như kiến trúc Hiện đại là một cuộc cách mạng bùng nổ dữ dội, dựa vào những tiến bộ khoa học và đoạn tuyệt với quá khứ để đi tìm một ngôn ngữ kiến trúc hoàn toàn mới không liên quan gì đến những di sản vãn hóa cũ, thì kiến trúc Hậu Hiện đại nối tiếp kiến trúc Hiện đại một cách êm â hơn, với những dự định làm cho kiến trúc phù hợp với tình hình mới của xã hội.
Tóm lại, kiến trúc Hậu Hiện đại khởi đầu là sự phê phán kiến trúc Hiện đại, chọn cho mình một vị trí tự do hơn và tìm cách ôm ấp những ý đồ nằm ngoài ranh giới cứng nhắc của cách phân tích duy lý. Kiến trúc Hậu Hiện đại xuất hiện như một sự kiếm tìm các phương hướng mới để điều tiết nhu cầu của thời đại mới.
Kiến trúc Hậu Hiện đại không tin tưởng ở tương lai, tiến bộ, mà chấp nhận hiện tại để xây dựng, đồng thời cũng phê phán ngay chính cái hiện tại đang có. Do đó, kiến trúc Hậu Hiện đại không phải là một trào lưu kiến ÚC không tưởng, vì các nhà kiến trúc Hậu Hiện đại không tin rằng có những chân lý cuối cùng, mà cho rằng mọi việc còn bỏ ngỏ để giải thích.
Các tác giả và tác phẩm tiêu biểu
Tác phẩm lý luận tiêu biểu nhất của kiến trúc Hậu Hiện đại là hai cuốn sách do kiến trúc sư người Mỹ gốc Ý tên là Robert Venturi trước tác với tựa đề “Sự phức tạp & mâu thuẫn trong kiến trúc” (Complexity & Contradiction in Architecture – Museum of Modern Art, New York, vào năm 1966), và “Học tập Las Vegas ” (Learning from Las Vegas – Mit Press, Cambridge, Mass, 1972).
Tiếp đến là cuốn “Ngôn ngữ của kiến trúc Hậu Hiện đại (The Language of Post – Modern Architecture) của nhà sử học kiến trúc người Anh, kiến trúc sư Charles Jencks xuất bản lần đầu tiên năm 1977.
Về những xu hướng thực hành có thể tạm chia kiến trúc Hậu Hiện đại thành các nhóm:
- Xu hướng Chiết trung – Lịch sử với các kiến trúc sư như: Charles Moore (công trình tiêu biểu là Piazza Italia, new Orleans, 1979), Michael Graves (công trình tiêu biểu là the Porland Building, Porland, 1980), Isozaki (công trình tiêu biểu là Disney Building, Florida, 1989 – 1991).
- Xu hướng khai thác phong cách kiến tróc địa phương với kiến trúc sư Venturi & các cộng sự (công trình tiêu biểu là Mother’s House, Chestnut Hill, Pennsylvania, 1964).
- Xu hướng cổ điển Hậu Hiện đại với các công trình của kiến trúc sư người Pháp Ricardo Bofill.
- Xu hướng Pop – Art với công trình của các kiến trúc sư như: Hans Hollein, Robert Stem, Mario Botta, Yamasita,…
Mời bạn ghé thăm showroom trải nghiệm nội thất Gia Khánh tại địa chỉ C14, tòa Bắc Hà, Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hàng ngàn sản phẩm như bàn trà sofa tròn, bàn trà thông minh, bàn trà mặt đá, tủ quần áo, bàn ghế ăn…luôn có sẵn để phục vụ bạn.