Những tiêu chuẩn trong quy trình xây dựng và kết cấu tường chịu lực

Bạn có biết về các thao tác thực hiện cũng như các lưu ý khi thi công các loại tường chịu lực và cấu kiện, kết cấu tường chịu lực hay không? Việc nắm bắt những thông tin cơ bản dưới đây, sẽ giúp bạn theo dõi sát sao hơn trong quá trình thi công và đảm bảo quy trình xây dựng tường chịu lực không xảy ra sai sót.

Các loại tường và kết cấu của tường chịu lực

Gạch dược dùng để xây nhà ở, tường thành, pháo đài, chùa chiền, miếu mạo, cầu cống và các bộ phận công trình như: cột, sàn, cầu thang, lò sưởi, ống khói, lanh tỏ, bể chứa,….

Người ta cũng dùng gạch để xây móng thay cho móng bằng đá hộc. Ngày nay, người ta sử dụng móng bê tông cốt thép để tăng khả năng chịu lực của công trình.

Tường nhà có nhiều loại: tường chịu lực, tường không chịu lực, tường ngăn,… Cùng tìm hiểu về chức năng và kết cấu tường chịu lực mỗi loại trong bài viết dưới đây.

  • Tường chịu lực: Tường đỡ tải trọng thẳng đứng bất kỳ cộng thêm trọng lượng riêng. Các tường chịu lực phải dày ít nhất 30,48cm cho chỗ tường cao nhất là 67m. Tường nhà ở cao ba tầng có thể dày 20 – 32cm nếu cao không quá 67m, nếu không lệ thước vào các lực đẩy từ kết cấu mái.
  • Tường không chịu lực: Tường không đỡ tải trọng thẳng đứng nào ngoài trọng lượng riêng của nó.
  • Tường màn: Tường bên ngoài không chịu lực có dạng kết cấu sườn khung, chức năng chính là chắn gió và tránh tác động của thời tiết bên ngoài vào công trình. Đôi khi đổ yêu cầu sử dụng và kiểu tường tính chịu lửa, cách nhiệt lại là đặc tính quan trọng của tường màn. Tường màn có thể là tấm kim loại nhẹ, lớp ván ốp, gạch ốp cách nhiệt, vật liệu bên hay tường nhiều lớp, tường với những bộ phân khối xây.

Kết cấu tường dọc chịu lực

  • Tường ngăn: Tường bên trong một tầng hoặc có độ cao thấp hơn độ cao tầng. Dùng để phân nhỏ không gian bên trong công trình (như tường ngăn khu vệ sinh). Tường ngăn có thể là tường chịu lực hoặc tường không chịu lực. Tường ngăn chịu lực xây bằng khối xây có thể được phù bàng vữa, tấm ốp tường, gỗ dán, các tấm gỗ, chất dẻo hoặc những vật liệu khác đáp ứng yêu cầu kiến trúc và chức năng.
  • Tường ốp mặt: Tường mà các mặt ngoài và mặt trong khi xây làm bằng những vật liệu khác nhau và liên kết sao cho cùng chịu tác dộng của tải trọng.
  • Tường rỗng: Tường khối xây được bố trí để tạo khoảng không khí bên trong tường giữa mặt cắt thẳng đứng bên trong và bên ngoài. Tượng rỗng xây bằng đơn vị khối xây hoặc bằng bê tông trơn hoặc bằng hỗn hợp các vật liệu được bố trí để tạo ra khoảng không bên trong tường nhằm tạo sự cách nhiệt, và trong đó rằng các mặt cắt thẳng đứng trong và ngoài với nhau bằng các dây kim loại.
  • Tường phân chia: Tường trên đường phân Iô bên trong sử dụng hoặc thay đổi cho sự phục vụ chung giữa hai công trình, tường rào; thường là tường 110 có bổ trụ (trụ liền tường).
  • Tường mắt cửa: Tường màn bên ngoài ở mặt phẳng của dầm sàn phía ngoài trong các công trình nhiêu tầng. Có thê kéo dài từ đầu cửa sổ bên dưới sàn đến bậu cửa sổ phía trên.
  • Tường tạo mặt: Tường có mặt ngoài bằng khối xây hoặc vật liệu khác gắn chắc chắn vào mạt trong, nhưng khòng liên kết đế cùng chịu tác động của tải trọng, như tường đá ốp,…

Những lưu ý khi xây dựng tường chịu lực

Trước khi thực hiện việc xây tường bạn nên chia mặt bằng công trình làm nhiều đoạn thậm chí nhiều phân đoạn phù hợp với lượng thợ mà bạn có. Sau đó bạn cần tính tuyến công tác của một thợ trong một khoảng thời gian làm việc liên tục nửa ca. Tốt nhất nên bố trí đủ số thợ chính và thợ phụ trên một đoạn hay phân đoạn để tường xây lên được đều. Việc phân công lao động giữa các tổ thợ sẽ giúp bạn tạo ra những dây chuyền thi công hợp lý. Các công việc sẽ diễn ra một cách nhịp nhàng, giảm thiểu những gián đoạn về mặt tổ chức giữa các tổ thợ chính và phụ.

Trước khi xây tường cần láng một lớp vữa chống ẩm cho tường theo thiết kế. Dùng 2 thước nhôm đặt song song hai bên mặt tường móng cách nhau bằng bề dày tường, chú ý đến vị trí tim tường. Cố định thước đúng vị trí bằng móc sản làm bằng thép 6. Đổ vữa vào trong lòng thước dùng bàn xoa sắt vừa gạt bằng, vừa vỗ nhẹ rồi xoa phẳng. Tháo chốt di chuyển thước sang vị trí khác.

Trong khi thợ phụ chuẩn bị vừa và bố trí vật liệu trên mặt bằng. Hãy giúp thợ chính xác định tim các tường trong và tường ngoài (trước đó cẩn đọc kỹ biên bản nghiệm thu phần móng để hiệu chỉnh tìm trục khi cần thiết). Khi hiệu  chỉnh nhớ kiểm tra góc vuông của trục ngang và trục dọc. Sau đó dùng sơn đỏ 1 đánh dấu tim trục trên cổ móng để tiện sử dụng và kiểm tra.

Theo bản vẽ kiến trúc tính toán chiều rộng cửa ra vào; cửa không khuôn lấy rộng ra 3cm đến 4cm. Cửa có khuôn lấy rộng thêm 2 thân khuôn cộng với 5mm.

Phải bắt đầu xây từ tường chịu lực, các tường 110 nên để lại xây sau, tại vị trí có tường 110 có thể để mỏ nhanh hoặc mo nanh và thép chờ theo thiết kế.

Trước khi xây tốt nhất nên xếp gạch ướm thử trên suốt chiều dài tường ngoài, các viên gạch cách nhau 1 cm, xếp từ các góc ra, nếu nhỡ gạch, điều chỉnh mạch vữa sao ít phải chặt gạch nhất.

Trước tiên xây một hàng gạch đặt ngang trên một phân đoạn nhà, xây từ góc và từ các mép cửa xây ra.

Dựng cọc lèo và cảng dây góc

Cọc lèo dùng để căng dây leo thường cao hơn một tầng nhà. Cọc lèo được làm bằng gỗ, tre hay thép hình, xây tường nhà chung không cần dựng cọc lèo mà dựa vào cột để xây.

Dây lèo ăn với mép ngoài tường mặt trước hay mặt sau nhà, nhờ đó sau khi xây tường sẽ thẳng theo trục nhà và không bị gãy khúc. Để bảo đảm độ thẳng đứng của khối xây, từ đáy lèo người ta thả dây góc tại các góc tường, mép cửa, mép trụ đầu kia của dây dược cắm chặt vào khối xây, dùng dọi điều chỉnh cho dài thẳng đứng. Xây tường trong dùng thước cữ kẹp vào khối xây thay dây góc.

Bắt mò

Tại các góc tường, mép của thợ chính bản mỏ lớn 4 đến 5 hàng gạch, kiểm tra mở theo 6 nguyên tắc xây rồi căng dây xây, xây đến đâu bắt mỏ đến đó. Khi ngừng xây phải để mỏ giật không dược để mỏ nanh hay mỏ hốc.

Xây tường có cửa ra vào

Xây 4 đến 5 hàng gạch thì dựng khuôn.

Khuôn phải được chống đỡ cẩn thận, được đặt đúng cốt: vết cưa dưới chân khuôn cách cốt nền hoặc sàn 5mm.

Thanh đố ngang phải ngang bằng, mặt phẳng không phải thẳng đứng song song với mặt phẳng tường và nhô ra khỏi tường một bề dày lớp trát.

Chân khuôn và hai cạnh tiếp giáp với tường phải dược quét hắc ín, mới không phải có từ 2 đến 3 bật sắt dược chồng chất với tường. Trước khi lát nền tuyệt đối không dược tháo thanh giằng chân khuôn. Khi xây nên đặt gạch cách thành khuôn 2 đến 3mm để gỗ co ngót, giãn nở.

Nếu đặt khuôn sau, khi xây tường tuyệt đối không được để cửa rộng quá. Cửa để rộng lắp khuôn sẽ dễ dàng hơn nhưng không đảm bảo chèn chắc khuôn với tường; trong quá trình sử dụng dòng, mở cửa nhiều khuôn để long dần khỏi tường.

Việc xây tường theo đúng tiêu chuẩn không chỉ đảm bảo kết cấu ngôi nhà vững chắc. Mà còn giúp bảo vệ những món nội thất bên trong như: bàn ăn, bàn trà, tủ quần áo, thảm lót sàn…. khỏi tác nhân gây hại từ bên ngoài.

Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn có thêm thông tin về kết cấu tường chịu lực cũng như những tiêu chuẩn cần được đảm bảo trong quy trình thi công chúng!

Bài viết liên quan

Gỗ Mun là gì? Có tốt không? Vì sao nó được người giàu yêu thích?

ContentsCác loại tường và kết cấu của tường chịu lựcNhững lưu ý khi xây dựng tường chịu lựcDựng cọc lèo và cảng dây góc Gỗ...

Chi tiết về Gỗ Thông, loại gỗ được dùng nhiều trong nội thất

ContentsCác loại tường và kết cấu của tường chịu lựcNhững lưu ý khi xây dựng tường chịu lựcDựng cọc lèo và cảng dây góc Gỗ...

Chi tiết về gỗ gõ đỏ? Loại gỗ quý hiếm dùng trong nội thất

ContentsCác loại tường và kết cấu của tường chịu lựcNhững lưu ý khi xây dựng tường chịu lựcDựng cọc lèo và cảng dây góc Hãy...

KIẾN TRÚC NHẬT BẢN ĐƯƠNG ĐẠI

ContentsCác loại tường và kết cấu của tường chịu lựcNhững lưu ý khi xây dựng tường chịu lựcDựng cọc lèo và cảng dây góc Kiến...

Cách đóng cọc và cách đào đất thủ công nhanh, chuẩn

ContentsCác loại tường và kết cấu của tường chịu lựcNhững lưu ý khi xây dựng tường chịu lựcDựng cọc lèo và cảng dây góc Thông...

dia diem noi that gia khanh SHOWROOM Hà Nội
dia diem noi that gia khanh SHOWROOM Thanh Hóa
FB chat
FB chat