Tìm hiểu về các học thuyết kiến trúc cộng sinh của Kisho Kurokawa qua bài viết ngay sau đây của Nội thất Gia Khánh.
Sự xuất hiện của học thuyết kiến trúc cộng sinh
Sự xuất hiện của học thuyết cộng sinh trong kiến trúc được mở đầu bằng sự ra đời của phong trào Chuyển hoá luận (metabolism) ở Nhật Bán. Vào những năm 1960. Xét về mặt xã hội, đó là một sự phê bình kiến trúc và chỉ trích xã hội hiện đại. Được phân tích từ những triển vọng của kiến trúc trong thời đại bùng nổ thông tin và khoa học kỹ thuật.
Giới thiệu về Kisho Kurokawa
Kurokawa, là người đã nắm bắt được bản chất thực của Chuyển hóa luận. Những tác phẩm của ông được coi như những kiểu mẫu cho những khát vọng của phong trào. Với những ấn tượng sâu sắc về sự gắn bó giữa khoa học và sự hư cấu (fiction). Những bài viết của ông đã khẳng định cơ sở vững chắc cho những người theo chủ nghĩa Chuyển hóa. Vận dụng các nguyên tắc mềm mại, linh hoạt của tư tưởng Phật giáo. Kiso Kurokawa đề xướng trước tiên lý thuyết Chuyển hóa luận (metabolism) như một cách diễn đạt mới các “vòng đời” của các công trình kiến trúc. Trong cái chu kỳ vô tận của sự sinh sinh – hóa hóa mà Phật giáo coi là một nguyên lý bất diệt.
Kiso Kurokawa là một kiến trúc sư, ông đã dành sự chú ý đặc biệt cho việc nghiên cứu về sự cộng sinh văn hóa trong kiến trúc. Mà những biểu thị cơ bản của nó bao gồm sự kết hợp giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tâỵ. Giữa quá khứ và hiện tại, giữa không gian bên trong với không gian bên ngoài. Đó là những khía cạnh mà kiến trúc Hiện đại đã bỏ qua. Xuất phát từ quan niệm đó, ông chủ trương kiến trúc không nên được thiết kế rõ ràng về không gian. Mà phải tạo ra ở đấy những yếu tố nhập nhằng và tối nghĩa.
Không chỉ dừng lại ở kiến trúc. Học thuyết này còn mở rộng sang cả thiết kế đồ nội thất như: kệ tivi treo tường, bàn ăn thông minh, giường gấp gọn, sofa đơn…
Nội dung học thuyết kiến trúc cộng sinh
Những ý tưởng dầu tiên cùa Kurokawa được trình bày trong đồ án Wall Cluster (1960) và Helix City (1961). Luận điểm của học thuyết Chuyển hóa đã được chứng minh một cách thuyết phục nhất trong những capsule ở tòa tháp Nagakin ở Tokyo (1972) đầy lôi cuốn của ông. Ở đó phản ánh sự biến đổi của con người và kỹ thuật. Trong tòa nhà này ông đã có những đề xuất hết sức thông minh và táo bạo. Để chứng minh những luận điểm này là hoàn toàn hiện thực trong kiên trúc hiện đại. Đó là ngôi nhà có các bộ phận hết sức linh hoạt. Chúng dường như có thể thay đổi được, trong khi ống trụ kỹ thuật lại là một thành phần cố định. Đảm bào cho các hoạt động trong ngôi nhà được thực hiện một cách thông suốt.
Công nghệ và con người trong mối quan hệ “cộng sinh” thì không tồn tại ở thế đối lập. Mà phải trong sự tương tác hỗ trợ lẫn nhau để cùng tồn tại và phát triển. Trong mối quan hệ này thì công nghệ phải trở thành “sự mở rộng của con người”.
Nền tảng học thuyết cộng sinh
Kể từ lần đầu tiên những ý tưởng về học thuyết này được đề cập, ngày nay nó đã trở nên phổ biến trong nhiều lĩnh vực và trở thành một khái niệm thông dụng trong lý luận. Cũng như thực hành thiết kế kiến trúc. Và là một đóng góp tích cực vào kho tàng lý luận của kiến trúc.
Nền tảng triết học sâu sa của học thuyết cộng sinh được bắt nguồn từ văn hóa truyền thống của Nhật Bản. Đó thực chất là một nền văn hóa dựa trên sự dung hợp, hòa trộn của nhiều tử tưởng triết học và tín ngưỡng khác nhau. Như Phật giáo (có vai trò then chốt), các tư tưởng Khổng, Lão và tín ngưỡng Thần đạo, (Shinto) của cư dân bản địa. Nhưng có lẽ chính các tư tưởng vê tính luân hồi (samsara) của Phật giáo. Là những gợi ý quan trọng nhất cho việc hình thành triết lý cộng sinh trong kiến trúc của Kurokawa. Điều này trùng hợp một cách khá tự nhiên với quan niệm cơ bản trong triết học của người Nhật Bản là “điều này thì cũng tương tự như những điều khác”.
Trong nhiều trường hợp, cộng sinh hoàn toàn có ý nghĩa của sự cùng tồn tại sự thoả hiệp hoặc là sự hài hoà. Và cộng sinh còn có thể là tình trạng trong đó hai yếu tố đối lập. Hoặc thậm chí có thể chống lại nhau, cũng vẫn phải cần đến nhau. Điều này đã giải thích tại sao xã hội Nhật Bản luôn có sự chấp nhận dễ dàng các điều kiện mới. Ví như sự gia tăng mức độ hỗn độn trong các thành thị, cũng như sự tiến triển vượt bậc của khoa học – kỹ thuật.